カテゴリ: luật

1.Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doang ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này.
Bạn phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì yêu cầu đầu tiên của bước 1 được thông qua.

2.Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:
Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

3.Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả.

Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.
Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩmđạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

4.Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp

Hiện nay, pháp luật Việt Nam có nhiều thay đổi lớn liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư. Luật Đầu tư 2014 được ban hành vào ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành vào ngày 26 tháng 11 năm 2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 đã tạo nên nhiều thay đổi trong cả nội dung lẫn thủ tục. Một trong những vấn đề đáng quan tâm là các loại giấy tờ được cấp trước ngày có hiệu lực thi hành có còn hiệu lực sử dụng hay không và trong trường hợp nào thì doanh nghiệp phải thực hiên thủ tục cấp các loại giấy chứng nhận theo luật mới.
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 74 Luật Đầu tư 2014 và Điều 59 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư thì nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương vẫn có hiệu lực và có giá trị như Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định mới. Nhà đầu tư vẫn tiếp tục thực hiện dự án của mình theo nội dung ghi nhận trên những loại giấy tờ này.
Trong trường hợp doanh nghiệp có một số thay đổi thì phải thực hiện thủ tục “tách giấy”, theo quy định tại Điều 63 Nghị định 118/2015/NĐ-CP, cụ thể là:

Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;

Thay đổi đồng thời nội dung đăng ký kinh doanh và nội dung dự án đầu tư;
Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:
Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh là khi có sự thay đổi đối với một hoặc một số nội dung sau:
Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
Thông tin của người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH và công ty cổ phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên là cá nhân hoặc tổ chức của công ty TNHH;
Vốn điều lệ.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Trong vòng 10 ngày kể từ khi có thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải gửi Thông báo thay đổi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh tại các loại giấy phép đầu tư cũ. Các nội dung đăng ký kinh doanh trong giấy phép đầu tư cũ sẽ hết hiệu lực nhưng nội dung về dự án đầu tư vẫn tiếp tục có hiệu lực.
Trường hợp thay đổi đồng thời nội dung đăng ký kinh doanh và nội dung dự án đầu tư:
Doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thực hiện điều chỉnh nội dung dự án đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh:

Trong vòng 10 ngày kể từ khi có thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải gửi Thông báo thay đổi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh tại các loại giấy phép đầu tư cũ.

Điều chỉnh nội dung dự án đầu tư:

Nếu có thay đổi tên dự án đầu tư, địa chỉ của nhà đầu tư hoặc thay đổi tên nhà đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo tài liệu liên quan đến việc thay đổi.
Nếu có thay đổi về địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; vốn đầu tư của dự án, tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; thời hạn hoạt động của dự án; tiến độ thực hiện dự án đầu tư; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ gồm:
Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư;
Giải trình hoặc cung cấp giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh.
Doanh nghiệp sẽ hộp hồ sơ cho Phòng đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đọc thêm các bài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm

Quy định về thành lập hộ kinh doanh
Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký kinh doanh
Theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng kýkinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Như vậy, cá nhân nước ngoài không được làm chủ hộ kinh doanh tại Việt Nam.
Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh như sau:

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể

–  Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
+ Ngành, nghề kinh doanh.
+ Số vốn kinh doanh.
+ Số lao động.
+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
Trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập: bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh.

Trình tự, thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.
+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 đồng/lần (Thông tư 176/2012/TT-BTC quy định)
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể

Có những trường hợp các hộ kinh doanh được thành lập có điều kiện, phải xin các giấy phép con trước khi thành lập. Ví dụ: 
– Thành lập hộ kinh doanh hiệu cầm đồ
– Thành lập hộ kinh doanh kinh doanh mỹ phẩm
– Thành lập hộ kinh doanh kinh doanh thực phẩm, thực phẩm chức năng
– Thành lập hộ kinh doanh massage, karaoke…
Các trường hợp này trước khi thành lập hộ kinh doanh cá thể cần phải xin các giấy phép con: Giấy phép an ninh trật tự, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép phòng cháy chữa cháy…
Luật Ba Đình với tư cách là công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp luật doanh nghiệp – hộ kinh doanh cá thể luôn sẵn sàng tư vấn – hỗ trợ thực hiện thủ tục mọi loại hình hộ kinh doanh cá thể, trên mọi ngành nghề, mọi điều kiện một cách nhanh chóng nhất. 
Để được hỗ trợ thành lập hộ kinh doanh cá thể, quý khách hàng vui  lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin chi tiết

Đọc thêm các bài viết về chủ đề có thể bạn sẽ quan tâm

Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết về thi hành Luật Đất đai 2013 có nhiều điểm mới, kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc xin cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).

SỔ ĐỎ LÀ GÌ?

Sổ đỏ hay bìa đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho các khu vực ngoài đô thị (nông thôn), được quy định tại nghị định số 60-CP của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của tổng cục địa chính.
Sổ đỏ có thể dùng để giải quyết tranh chấp, nhu cầu thế chấp để vay vốn hoặc đem đi cầm cố. Chủ sở hữu cần phải giữ gìn sổ đỏ một cách cẩn thận như một tài sản quý giá, trường hợp thất lạc hay mất trộm bạn phải báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời xử lý.
Tìm hiểu thông tin Sổ đỏ là gì? TẠI ĐÂY

THỦ TỤC CẤP SỔ ĐỎ LẦN ĐẦU

a/ Hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (theo mẫu).
– Giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất, phiếu lấy ý kiến khu dân cư.
– Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ nhà, đất đã có sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng) (nếu có).
– CMTND, Hộ khẩu thường trú của người sử dụng đất.
– Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có)
b/ Quy trình thực hiện thủ tục làm sổ đỏ lần đầu
Hồ sơ sẽ được nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính – UBND cấp xã hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Quận/ huyện nơi có đất. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận liên quan có nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ quản lý đất đai, quy định và quy hoạch của UBND tỉnh/thành phố, xác nhận các nội dung được đề nghị, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hướng dẫn thủ tục bổ sung tại chỗ hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lê, cán bộ tiếp nhận sẽ viết biên nhận hẹn người làm hồ sơ ngày ngận thông báo thuế
c/ Thời gian thực hiện
Theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 3/3/2017, thời gian thực hiện cấp sổ đỏ mới không quá 15 ngày
d/ Các khoản phí, thuế cần phải nộp khi thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu
Lệ phí được quy định tại điều 4 nghị định 45/2014 như sau
Lệ phí trước bạ: Theo quy định tại Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 45/2011/NĐ-CP.
Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân phải nộp lệ phí trước bạ bằng 0,5% giá tính lệ phí trước bạ (giá tính lệ phí trước bạ là giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành).
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và Thông tư số 106/2010/TT-BTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh: Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới.
Trường hợp Giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới.
+ Miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và các phường nội thành thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh (quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này) được cấp Giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận.
– Ngoài ra còn phải nộp các loại phí khác (nếu có), như: Phí thẩm định, phí trích đo

ĐIỀU KIỆN CẤP SỔ ĐỎ LẦN ĐẦU

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 khoản 3 Điều 100 Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, những trường hợp sau đây được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở:
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đối với giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất theo điểm e khoản 1 Điều 100 Luật đất đai nêu trên được quy định chi tiết tại Điều 15 Thông tư số 02/2015/BTNMT. Cụ thể:

1. Bằng khoán điền thổ.
2. Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
3. Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
4. Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận.
5. Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp.
6. Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành.
7. Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ở công nhận.

Giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai nêu trên được quy định chi tiết tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, bao gồm:

1. Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980.
2. Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm:
a) Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp;
b) Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;
c) Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
3. Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).
5. Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.
6. Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01 tháng 7 năm 1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.
7. Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
8. Bản sao giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và các giấy tờ quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.
Căn cứ vào theo quy định của pháp luật đã được viện dẫn, nếu gia đình bạn có một trong các giấy tờ nêu trên (kể cả giấy tờ đó mang tên ông, bà của bạn) thì bạn đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bạn có thể liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đề nghị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ghé thăm website chúng tôi: https://luatbadinh.vn/

THỦ TỤC XIN CẤP LẠI SỔ ĐỎ KHI BỊ MẤT

Theo Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ- CP, việc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất được thực hiện như sau:
Bước 1: Người có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nộp đơn về việc bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai
Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (theo mẫu);
– Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của công an cấp xã nơi mất giấy;
– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

Đọc thêm bài viết có liên quan:

I. Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp: tư vấn, soạn thảo và rà soát hợp đồng

Chúng tôi tư vấn, soạn thảo, rà soát các loại hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng dịch vụ,  Hợp đồng thuê/cho thuê, vay/cho vay, Hợp đồng lao động, Hợp đồng đại lý, Hợp đồng hợp tác kinh doanh v.v…

II. Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp: tư vấn, soạn thảo và rà soát hồ sơ điều hành doanh nghiệp

Chúng tôi tư vấn, soạn thảo và rà soát hồ sơ điều hành doanh nghiệp gồm:
Quy chế hoạt động (Quy chế quản lý điều hành, Quy chế tài chính kế toán, Quy chế mua bán, Quy chế phòng kinh doanh, Quy chế quản lý chất lượng, Quy chế quản lý tài sản, Quy chế quản lý hợp đồng, Quy chế quản lý con dấu  v.v…)
Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên v.v…
Các văn bản hành chính như Mẫu quyết định của Ban Giám đốc, Phòng Kinh doanh, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Hành chính Nhân sự, Phòng Kỹ thuật v.v…

III. Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp: tư vấn, soạn thảo và rà soát hồ sơ điều hành pháp lý doanh nghiệp

Chúng tôi rà soát, tư vấn và soạn thảo Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp:
Điều lệ công ty
Thỏa thuận, Biên bản góp vốn của các thành viên
Hợp đồng, Biên bản chuyển nhượng vốn góp/cổ phần giữa các thành viên
Hợp đồng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, Biên bản bàn giao
Hồ sơ giải thể, phá sản
Chúng tôi cũng rà soát Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp để đảm bảo Doanh nghiệp có đủ các giấy tờ pháp lý cần thiết:
Các thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện

IV. Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp: tư vấn, soạn thảo và rà soát hồ sơ quản trị nhân sự doanh nghiệp

Chúng tôi tư vấn, rà soát và soạn thảo các loại văn bản sau:
a) Nội quy, chính sách lao động
Nội quy lao động (đăng ký với Sở Lao động và Thương binh Xã hội)
Quy tắc đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp
Quy chế tuyển dụng
Quy chế đánh giá nhân viên, lương thưởng
Quy chế kỷ luật, sa thải nhân viên
Thang bảng lương
b) Hợp đồng lao động, các văn bản liên quan:
Mẫu Hợp đồng lao động chung, Hợp đồng lao động đối với những vị trí chủ chốt
Mẫu Hợp đồng đào tạo
Thỏa thuận bảo mật thông tin, không lôi kéo và quyến sở hữu trí tuệ
Mẫu mô tả nội dung và yêu cầu công việc cho các vị trí trong doanh nghiệp
Các mẫu quyết định tuyển dụng, lương, thưởng, thuyên chuyển, đề bạt, kỷ luật, sa thải nhân viên …
V. Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp: tư vấn sở hữu trí tuệ

Chúng tôi tư vấn:
Bảo hộ quyền tác giả
Chống cạnh tranh không lành mạnh (hàng giả, hàng nhái)

VI. Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp: giải quyết tranh chấp

Luật sư đại diện: Luật sư đại diện cho doanh nghiệp tham gia đàm phán, thương lượng với các đối tác của khách hàng trong các tranh chấp dân sự và kinh tế
Luật sư bào chữa và luật sư bảo vệ (luật sư tranh tụng): Luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp khi tham gia các vụ án tại Tòa án, Trung tâm trọng tài

VII. Các gói dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp của Luật Ba Đình

Với phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, chúng tôi thiết kế các gói dịch vụ hấp dẫn nhất như sau:
Gói 1 dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, ít việc: 2.000.000 đ/tháng
Gói 2 dành cho doanh nghiệp nhỏ: 5.000.000 đ/tháng
Gói 3 dành cho doanh nghiệp vừa hoặc các doanh nghiệp có vốn nước ngoài: Từ 10.000.000 đ/tháng
Liên hệ ngay với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ luật sư riêng doanh nghiệp tốt nhất.

↑このページのトップヘ